Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa tập tục
na 難
dt. na là nghi thức xua đuổi các loài quỷ mang bệnh đến. Đây là một tập tục cổ được thực hiện lúc giao thừa. ở Trung Quốc, nghệ thuật diễn xướng dân gian có na vũ 儺舞 là loại múa đuổi tà dịch, cũng có na hý 儺戲 trò vui đuổi quỷ dịch; trong đó người diễn đều đeo mặt nạ gỗ và diễn lại tích truyện mời thần xua tà, ban phúc. Vị thần xua tà, trừ diệt tật bệnh ấy được gọi là na thần 儺神. Trong buổi lễ na, người thời cổ thường chặt tre vầu tươi, đốt lên để các đốt tre phát ra những tiếng nổ lớn. Lửa và tiếng nổ là biểu tượng quyền lực của thần na, khiến các loài quỷ đều phải sợ. Sau này, người ta mới thay thế bằng pháo thuốc. khua na: là cách đọc cổ của khu na. Sở dĩ đọc âm xua mà không đọc âm khua vì từ khua trong tiếng Việt đã có nét nghĩa khác. Chong đèn chực tuổi cay con mắt, đốt trúc khua na đắng lỗ tai. (Trừ tịch 194.6). x. đốt trúc, x. chong đèn đợi tuổi.
tục 俗
dt. trái với tiên. Đốt lòng đan chăng bén tục, bền tiết ngọc kể chi sương (Cúc 217.3)‖ (Trúc thi 222.3). Cổi tục. (Ngôn chí 2.3), đọc theo âm THV của giải tục 解俗 ‖ Cõi tục. (Thuật hứng 54.4), dịch chữ tục giới 俗界‖ Khách tục. (Tự thán 105.3), dịch chữ tục khách 俗客.
dt. tập tục, thói. Ở thế thường hiềm khác tục ngươi, đến đây rằng hết tiếng chê cười. (Tự thán 76.1)